Cách trả lời 7 câu hỏi phỏng vấn xin việc thông dụng

Nếu tại công ty mới có nhiều cơ hội thăng chức, hoặc công việc tốt hơn và phù hợp với điểm mạnh của bạn, bạn nên nói ra những điều này.

Bạn đang có ý định phỏng vấn xin việc tại một công ty mà mình vô cùng yêu thích. Bạn đã chuẩn bị hồ sơ, các bước để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng chưa? Có thể đây là lần đầu tiên bạn đi phỏng vấn, đối với một số người thì có lẽ đã có kinh nghiệm vài lần. Nhưng thực tế cho thấy, quá trình phỏng vấn không hề dễ dàng chút nào bất kể bạn có kinh nghiệm phỏng vấn hay chưa.

Dưới đây là 7 câu hỏi phỏng vấn thông thường các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Hãy cẩn thận với câu trả lời của mình, vì nó có thể là tấm vé vàng vào thẳng để bạn có được công việc mình mơ ước.

1. “Hãy kể về bản thân bạn?”

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này, điều mà họ thực sự quan tâm không phải là cuộc sống cá nhân, mà là các giá trị mà bạn có thể mang đến cho buổi phỏng vấn, là một nhân viên bạn sẽ có lợi ích gì cho công ty.

Hãy trả lời câu hỏi này thật chuyên nghiệp. Hãy nói rằng bạn rất đam mê vị trí công việc này, đưa ra một số kinh nghiệm tổng quan mà bạn có được trong nhiều năm làm việc, và đề cập đến thế mạnh của bản thân cũng như các lĩnh vực mà bạn nổi trội hơn người khác. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng thật khôn ngoan.

2. “Bạn có những ưu điểm và khuyết điểm nào?”

Đừng nói ra bất cứ điều gì có tính tiêu cực hoặc quá tự mãn về bản thân. Mấu chốt chính là bạn nên nói những điều mà có thể xem vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu. Ví dụ như nói rằng bạn rất muốn được người khác yêu thích, đó sẽ là điểm mạnh vì bạn sẽ cố gắng yêu cầu bản thân phải trở nên vượt trội để được công nhận, nhưng đây cũng là một điểm yếu vì bạn sẽ rất khắt khe với bản thân nếu không đạt được mong muốn. Hãy chọn lựa câu trả lời thật cẩn thận.

3. “Tôi thấy một khoảng thời gian trống trong sơ yếu lí lịch của bạn. Bạn có thể giải thích không?”


Khoảng thời gian trống trong hồ sơ không phải là điều gì xấu, nhưng có vài điều bạn không nên nói ra. Đừng đổ lỗi cho khoảng thời gian đó rằng bạn không thể tìm được việc. Đừng đổ lỗi cho người khác. Đừng thể hiện rằng đó là một điểm yếu.

Nếu bạn đi du học, ở nhà nuôi con, hay phục vụ quân ngũ, hoặc làm tình nguyện viên trong một khoảng thời gian, hãy sử dụng những kinh nghiệm đó như một thế mạnh. Hãy nói về những kỹ năng mà bạn học được và nó có ích lợi gì cho vị trí công việc mà bạn muốn xin.

4. “Thời gian bạn làm công việc cũ quá ngắn, tại sao vậy?”

Bạn cân nhắc vì công việc mới có nhiều cơ hội hơn. (Ảnh: Robert Half)
Thực ra đây là một câu hỏi mẹo vì nếu bạn không có đủ kinh nghiệm hoặc có vài mâu thuẫn cá nhân, bạn sẽ vô tình giải bày hết ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, điều đó lại là điều tối kị và bạn tuyệt đối không nên làm.

Chỉ nên nói những điều tích cực về đồng nghiệp cũ hoặc nói rằng bạn cảm thấy công việc mới này có cơ hội hơn. Cố gắng liên kết công việc cũ và công việc mới. Nếu tại công ty mới có nhiều cơ hội thăng chức, hoặc công việc tốt hơn và phù hợp với điểm mạnh của bạn, bạn nên nói ra những điều này.

5. “Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?”

Câu hỏi này được đặt ra nhằm mục đích tạo cơ hội cho bạn chia sẻ nhưng hiểu biết của mình về công ty mà bạn muốn xin việc. Bạn có thể nói về những điều bạn đọc được trên mạng, bạn đánh giá cao tuyên ngôn sứ mệnh của họ, và công việc của họ quan trọng như thế nào đối với bạn, v.v. Hãy đưa ra những lí do chính đáng và chân thành giải thích cho việc tại sao bạn lại quan tâm đến công việc ở đây.

6. Bạn có câu hỏi gì không?

Đừng bao giờ nói “Không”, mà bạn phải chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi. Nhà tuyển dụng muốn bạn phải đặt ra câu hỏi. Nếu công ty đang tạo ra một phần mềm mới, hãy hỏi về quá trình đó. Hãy hỏi về những công việc cơ bản hằng ngày mà bạn sẽ làm, và tiêu chí mà họ mong muốn trong quá trình bạn làm việc là gì. Tốt nhất, hãy viết ra một danh sách những câu hỏi trước khi bạn đi phỏng vấn và học thuộc chúng. Hãy luôn chuẩn bị!

7. “Bạn vừa mới tốt nghiệp xong. Bạn hãy nêu lí do vì sao tôi cần thuê bạn?”

Thật khó khăn để có được công việc khi mà bản thân không có kinh nghiệm, nhưng nó không có nghĩa là bạn chẳng biết gì cả. Có thể bạn sẽ phải học nhiều hơn người khác, bắt đầu ở những vị trí mà bạn không hề mong muốn, nhưng kinh nghiệm có được là vô giá dù cho bạn đạt được nó vào thời điểm nào. Vậy nên, đừng xem sự thiếu kinh nghiệm là một yếu điểm. Hãy nói về công việc tình nguyện mà bạn từng tham gia, những kỹ năng mà bạn phát triển được trên ghế nhà trường, hoặc công việc bán thời gian mà bạn từng làm.

Bất cứ ai cũng phải có điểm xuất phát. Nhà tuyển dụng luôn biết rõ điều đó.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *